Bảy tín hiệu doanh nghiệp nên sử dụng marketing thuê ngoài
Với tư duy chủ động tồn tại trong suy nghĩ của các nhà điều hành thì hầu hết đều
nhất quán tuyển dụng nhân viên mới để lấp đầy các vị trí chuyên biệt, chẳng hạn
như phòng marketing chứ không phải là sử dụng marketing thuê ngoài.
Cách tiếp cận này thuận lợi bởi nó cho phép các công ty kiểm soát chặt chẽ công
việc trong một ngân sách mà doanh nghiệp cho phép. Nhưng đã đến lúc doanh
nghiệp cần nhìn nhận lại bài toán nhân sự, đặc biệt với sự phát triển về công
nghệ tiếp thị sẽ khiến doanh nghiệp không theo được sự thay đổi về xu hướng.
Đấy là lúc doanh nghiệp quan tâm đến việc sử dụng marketing thuê ngoài. Bởi
các công ty tiếp thị chuyên biệt có một số nhân viên thích hợp với nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác nhau và có nhiều khả năng hơn các công ty không chuyên,
trong nhiều trường hợp, họ có thể thực hiện công việc hiệu quả hơn với chi phí
thấp hơn.
Làm thế nào để các CEO nhận ra khi nào nên sử dụng marketing thuê ngoài,
mức độ hiệu quả sẽ khác nhau như thế nào? Chi phí đầu tư, năng suất và hiệu
quả ra làm sao? Hãy nhìn vào bảy tín hiệu sau đây để nhận biết được ưu điểm
của marketing thuê ngoài và những điều không mong muốn cần phải loại bỏ
trong quá trình sử dụng dịch vụ.
1. Bài toán doanh thu – sự sống còn của doanh nghiệp
Các CEO đều hiểu rằng chiến dịch marketing không phải là yếu tố duy nhất
quyết định đến việc thanh khoản sản phẩm. Họ cũng hiểu rằng không thể lấy chi
phí marketing để “luận anh hùng” trong thanh khoản sản phẩm. Nhưng nếu
doanh thu của doanh nghiệp đang chậm hơn mục tiêu thanh khoản đặt ra có
nghĩa là doanh nghiệp nên nghĩ tới các phương án làm mới kế hoạch tiếp thị.
Sử dụng marketing thuê ngoài là một giải pháp mới để doanh nghiệp cải thiện
tình hình và có định hướng dài hạn. Marketing thuê ngoài sẽ cung cấp cho bạn
một cái nhìn sâu sắc, khách quan về mối quan hệ giữa hoạt động tiếp thị và
doanh thu được tạo ra. Khi doanh nghiệp chưa đo lường được điều này, hoặc
chưa xác định được cách xác định doanh thu ảnh hưởng đến chiến dịch tiếp thị
là bao nhiêu thì doanh nghiệp nên nhờ đến sự trợ giúp từ dịch vụ marketing bất
động sản thuê ngoài.
Tương tự, nếu doanh nghiệp đã đo lường được điều này và nhận thấy rằng
doanh thu của doanh nghiệp không tăng nhanh như mục tiêu thanh khoản đặt ra,
đó có thể là dấu hiệu cho thấy rằng doanh nghiệp đã đến lúc tìm kiếm sự hỗ trợ
từ bên ngoài.
2. Nhân sự và câu chuyện “Trăm dâu đổ đầu tằm”
Chuyên viên tiếp thị của doanh nghiệp làm việc quá sức khi một người hoặc một
nhóm người phải kiêm nhiệm một lúc nhiều công việc khác nhau. Điều này là
phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp SMEs chỉ tuyển dụng một số ít
nhân viên tiếp thị.
Trong trường hợp này, việc sử dụng marketing bất động sản thuê ngoài là một
lựa chọn đáng để doanh nghiệp cân nhắc. Để biết nhân sự có quá sức về cả thể
lực và năng lực đảm nhiệm hay không thì hãy ngồi sâu và lắng nghe họ chia sẻ
về công việc.
Cũng cần quan tâm đến những hiểu biết của nhân sự về ngành đã đủ để có một
chiến lược dài hạn hay chưa? Nếu chưa hãy đặt ra cho mình một bài toán
nghiêm túc để cần tìm lời giải cũng như xem lại cơ cấu nhân sự phù hợp với
mục tiêu của công ty.
3. Khi doanh nghiệp “chậm một bước chân”
Thực tế cho thấy rằng, nhà điều hành sẽ phải đối mặt với các thời kỳ căng thẳng
và khối lượng công việc “đồ sộ” với “ngân sách thời gian” hạn hẹp. Nhưng khi
các CEO thấy đang quá sức thì đó là lúc nên tìm kiếm một giải pháp từ
marketing bên ngoài. Giả sử, các CEO thấy rằng tất cả các dự án bị đẩy lên đến
giây cuối cùng, buộc bạn phải chống lại thời hạn chặt chẽ trên cơ sở nhất quán,
một công ty tiếp thị bên ngoài có thể có thể làm giảm áp lực đó.
Nếu thời gian không cho phép các CEO phát huy mọi thế mạnh của mình, điều
đó cũng có nghĩa là các CEO không có thời gian để đi trước đón đầu. Tiếp thị,
đặc biệt là tiếp thị kỹ thuật số, luôn thay đổi và các chiến dịch tiếp thị thành
công nhất là những chiến lược đi trước xu thế chủ đạo. Nếu doanh nghiệp không
có khả năng dành thời gian để nghiên cứu các chiến lược sắp tới, có thể sẽ mất
đi một số cơ hội lớn. Một công ty chuyên nghiệp có thể làm tất cả những gì có
ích và cung cấp cho doanh nghiệp lời khuyên về các chiến lược tốt nhất để tham
gia.
4. Kịch bản lý tưởng không tồn tại cho doanh nghiệp
Truyền thông tích hợp đòi hỏi thời gian và sự tập trung, những điều cơ bản mà
các nhà điều hành không phải lúc nào cũng chủ động. Một chiến dịch lý tưởng
nhất sẽ bắt đầu bằng các cuộc họp thảo luận cùng với việc nghiên cứu thị trường
khách quan và các bằng chứng từ các casy study tương tự. Lý tưởng nhất là mỗi
chiến dịch sẽ bắt đầu với một phiên thảo luận, cùng với việc nghiên cứu thị
trường khách quan và bằng chứng về kết quả từ các chiến dịch tương tự. Quá
trình ấy tiếp tục được lặp đi lặp lại qua các khâu kiểm tra, hoàn thiện.
Kịch bản lý tưởng này không tồn tại cho doanh nghiệp khi chính nhà điều hành
thiếu đi thời gian và sự tập trung. Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào giải pháp
tạm thời sẽ rơi vào trạng thái “làm việc chăm chỉ nhưng thiếu định hướng chiến
lược” mà chúng tôi sẽ trình bày sâu hơn ở phía cuối bài. Bỏ qua quy trình, đặc
biệt là khâu nghiên cứu thị trường sẽ gây tổn hại và lãng phí ngân sách vì vậy
hãy nhờ một cơ quan tiếp thị để các nhà điều hành có thời gian và nguồn lực để
tổ chức một chiến dịch hợp lý.
5. Khi bạn “mua dây buộc mình” trên những con đường “xưa cũ”
Doanh nghiệp có thống kê phân tích về việc sử dụng các kênh hiệu quả và được
cho là xu hướng của thị trường. Việc nhanh nhạy lựa chọn kênh tiếp thị ở doanh
nghiệp diễn ra như thế nào. Doanh nghiệp rơi vào tình huống sử dụng cùng một
kênh tiếp thị nhiều lần mà không mở rộng được tệp khách hàng mục tiêu, sự
trùng lặp gây lãng phí nghiêm trọng trong công tác tiếp thị. Đó là cái bẫy mà
doanh nghiệp rơi vào từ các nhà cung cấp dịch vụ. Và nếu không có chuyên môn
để khám phá chúng, doanh nghiệp đã bỏ lỡ những kênh tiếp thị hiệu quả và lãng
phí ngân sách chỉ dành cho một tệp khách hàng.
Các công ty tiếp thị chuyên biệt thường có nhiều kinh nghiệm hơn, vì vậy doanh
nghiệp có thể dựa vào để hướng đến những kênh tốt nhất, hoặc ít nhất là có khả
năng cho các kênh mới ngoài chiến lược truyền thống.
6. “Người tìm đường” nên đặt rõ một mục tiêu
Tập trung quá nhiều vào công việc và không có chiến lược có thể dẫn đến.
Những người có tầm nhìn rõ ràng không chi phối thế giới nhưng nó chi phối con
đường mà doanh nghiệp sẽ đi. Doanh nghiệp sẽ không làm cho chiến dịch trở
nên tốt hơn nếu chỉ tập trung vào làm mọi thứ chi tiết mà thiếu kim chỉ nam định
hướng.
Hãy để công ty tiếp thị của doanh nghiệp xử lý nó để các CEO có thể đưa ra
những ý tưởng mới cho chính chiến dịch của doanh nghiệp.
7. Thất vọng về kết quả tiếp thị của doanh nghiệp.
Đi đến cuối chiến dịch, kết quả nhận được là minh chứng phản ánh trung thực
nhất về hiệu quả chiến dịch của doanh nghiệp. Khi thất vọng vào chiến dịch mà
doanh nghiệp nhận được, lúc này đã đến lúc doanh nghiệp thử chiến dịch của
mình trong tay một công ty giàu kinh nghiệm. Nếu các CEO không hài lòng với
các chiến dịch tiếp thị của mình vì bất kỳ lý do gì, tại sao không đưa một công ty
bên ngoài để đảm đương trách nhiệm đó.
Tuy nhiên, các nhà điều hành không phải lúc nào cũng phải lựa chọn giữa tiếp
thị nội bộ hoặc phòng tiếp thị bên ngoài. Trên thực tế, chiến lược tiếp thị hỗn
hợp ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu
các CEO nhận thấy doanh nghiệp có các tín hiệu trước đó, rất có thể doanh
nghiệp bắt đầu thuê ngoài một phần nhỏ các hoạt động tiếp thị hoặc sử dụng
toàn bộ. Hãy để công ty tiếp thị quản lý cho bạn những vấn đề không thuộc thế
mạnh của công ty, dành thời gian đó cho các chiến lược gia tăng hoạt động kinh doanh.