Kể chuyện – Bí mật ẩn giấu đằng sau hành trình phát triển thương hiệu
Trong bối cảnh nội dung kỹ thuật số ngày càng bùng nổ, để trở nên nổi bật và xây dựng được kết nối có ý nghĩa với khách hàng là cuộc chơi của những người làm nghề marketing. Làm thế nào để vượt qua một rừng content và tạo ấn tượng lâu dài? Câu trả lời nằm ở nghệ thuật kể chuyện.
Tại sao kỹ thuật kể chuyện lại quan trọng?
Những câu chuyện là phương thức kết nối con người. Chúng có khả năng thu hút, truyền cảm hứng và quan trọng nhất là đáng nhớ. Trong thế giới marketing, thông điệp đáng nhớ luôn là điều các marketer tìm kiếm. Câu chuyện thương hiệu của bạn không chỉ sở hữu sức thu hút mà còn có khả năng chuyển đổi những người qua đường thành khách hàng trung thành.
Xây dựng câu chuyện thương hiệu
Câu chuyện thương hiệu không chỉ là những dòng chữ vô tri mà phản ánh bản chất của thương hiệu. Bao gồm sứ mệnh, giá trị và đề xuất bán hàng độc đáo. Nói cách khác, câu chuyện thương hiệu là mọi thứ khiến nó trở nên khác biệt. Vì vậy hãy coi xây dựng câu chuyện thương hiệu là “cuộc hành trình của người hùng” với đầy những thử thách, chiến thắng và một con đường rõ ràng phía trước.
Những thương hiệu nổi tiếng nhất không chỉ bán sản phẩm, họ còn kể những câu chuyện và bán trải nghiệm. Câu chuyện là ‘những người thuyết phục vô hình’, được khách hàng ghi nhớ, truyền cảm hứng cho họ hành động. Đây cũng chính là giấc mơ của mọi marketer.
Lựa chọn phương tiện
Chọn đúng kênh để kể lại câu chuyện về thương hiệu là điều quan trọng. Vẻ đẹp của kỹ thuật kể chuyện là tính linh hoạt. Trong số các bài đăng trên blog, video và phương tiện truyền thông xã hội, hãy chọn vũ khí gây được tiếng vang lớn nhất với khán giả và kết nối với nhóm khách hàng mục tiêu.
Tính xác thực và minh bạch
Tuy nhiên, đừng quên sự trung thực trong câu chuyện của mình. Thời đại thông tin đòi hỏi tính xác thực và minh bạch nên câu chuyện của bạn phải phản ánh giá trị và hoạt động thực sự của thương hiệu. Người tiêu dùng có khả năng phát hiện ra những điểm mâu thuẫn rất nhanh nên hãy thành thật và hành động phù hợp với câu chuyện.
Thu hút khán giả
Sự tương tác là nhịp tim của việc kể chuyện. Truyền cảm hứng để tạo nội dung và tạo ra trải nghiệm tương tác cho khán giả cũng như khuyến khích họ trở thành một phần trong câu chuyện của bạn, bằng cách chia sẻ nội dung do người dùng tạo, tăng trải nghiệm tương tác hoặc xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn….
Đo lường hiệu quả
Theo dõi các chỉ số hiệu suất chính (KPI) là bước quan trọng để đánh giá thành công của bạn. Dựa trên dữ liệu và phản hồi, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch khả thi hơn. Đừng quên rằng, một số thương hiệu thành công nhất trên thế giới đã đạt được vị thế thông qua cách kể chuyện hấp dẫn.
Case study từ những gã khổng lồ
Câu chuyện của Nike
Nike không chỉ bán dụng cụ thể thao; họ bán niềm tin rằng bất cứ ai cũng có thể trở nên vĩ đại. Chiến dịch “Just Do It” là bậc thầy về cách kể chuyện đầy động lực, truyền cảm hứng cho mọi người vượt qua trở ngại và phát huy hết tiềm năng của họ, nhờ đó, câu chuyện gây được tiếng vang với cả các vận động viên cũng như người bình thường.
Câu chuyện thương hiệu của Apple
Xoay quanh sự đổi mới, sự đơn giản và thách thức hiện tại. Từ quảng cáo “1984” mang tính biểu tượng cho đến các sự kiện ra mắt sản phẩm, Apple đã liên tục sử dụng cách kể chuyện để truyền tải ý tưởng rằng công nghệ của họ trao quyền cho các cá nhân “suy nghĩ khác biệt” và thay đổi thế giới.
Câu chuyện thương hiệu là tài sản quý giá, bởi đó là sợi dây kết nối mọi nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp. Hãy bắt đầu kiến tạo câu chuyện của bạn ngay hôm nay, thử nghiệm các kỹ thuật kể chuyện khác nhau và chờ xem thương hiệu của bạn phát triển như thế nào.
Sahi Agency